Với một người dùng bình thường, ChatGPT đơn giản là một trang web để chat, nói chuyện được đủ thứ chủ đề với một con bot ảo, chưa chính thức được hỗ trợ chính thức tại Việt Nam.
Con bot này do công ty OpenAI được Elon Musk thành lập từ năm 2015, ban đầu với một sứ mệnh là "ngăn chặn sự nguy hiểm của A.I".
Nhiều năm trước chúng ta cũng rất hào hứng với một con bot chat kiểu như thế này, đó là ứng dụng Simsimi với biểu tượng hình con gà của một công ty Hàn Quốc làm, đây cũng là một con bot ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (A.I), nó cũng liên tục học những thứ mà người dùng dạy cho nó. Tại Việt Nam, Simsimi tiếng Việt được trong giới biết đến là một con bot chuyên “chửi thề” bằng tiếng Việt tốt nhất hiện nay, điều này xuất phát từ các thông tin nó được dạy.
Con bot ChatGPT cũng vậy nó đang liên tục được dạy lại bằng nội dung chat mới của người dùng, nên sau một tháng mọi người bắt đầu quan tâm ChatGPT bằng tiếng Việt, thì nó bắt đầu trả lời bằng tiếng Việt ngày càng “ảo” hơn.
Trước ChatGPT chúng ta có 2 con chat bot rất quen thuộc, nhưng hầu như chúng ta quên mất, vì chúng nói chuyện quá cứng là Siri của Apple và Assistant của Google. Đây đúng kiểu là chat bot command (hiểu câu lệnh rồi thực hiện) chứ nói chuyện rất chán, lúc đầu Siri còn nói chuyện kha khá, nhưng sau này Apple bỏ quên nên nó không còn sức hấp dẫn.
GPT viết tắt của cụm từ Generative Pre-trained Transformer nghĩa là "chương trình Sinh Chữ đã được huấn luyện theo phương pháp Transformer" để tạo ra các văn bản giống người, nó được đào tạo dựa trên kho dữ liệu khổng lồ, cho phép nó tạo ra các phản hồi mạch lạc và liên quan đến ngữ cảnh của các câu hỏi khác nhau trong cuộc một cuộc hội thoại
Về mặt bản chất ChatGPT chính là một ChatBot, đúng như tên gọi ChatBot là một con bot có thể chat, cụ thể hơn là một phần mềm có thể tạo ra và thực hiện các cuộc trò chuyện trực tuyến thông qua văn bản hay thậm chí là giọng nói thay cho con người.
Nhiều năm trước chúng ta cũng rất hào hứng với một con bot chat kiểu như thế này, đó là ứng dụng Simsimi với biểu tượng hình con gà của một công ty Hàn Quốc làm, đây cũng là một con bot ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (A.I), nó cũng liên tục học những thứ mà người dùng dạy cho nó. Với giao điện như một ứng dụng nhắn tin, khi bạn gửi cho nó một lời chào, một câu hỏi, một câu chuyện và con A.I này sẽ trả lời hay sẽ trò chuyện với bạn như đang có người viết nên những dòng đối thoại đó cho đến khi nào mà điện thoại của bạn hết pin thì thôi.
Tuy nhiên do không có quá trình kiểm duyệt thông tin, nên con bot này đã bị người dùng dạy hư và trở nên rất có vấn đề. Năm 2012 Simsimi từng gây ra một cuộc tranh cãi và phản đối gây gắt tại Thái Lan sau khi nó đưa ra một số câu trả lời có từ ngữ thô tục và chỉ trích các chính trị gia hàng đầu tại xứ sở chùa vàng. Không những thế vào tháng 4 năm 2018, ứng dụng Simsimi còn bị cấm ở Brazil sau các cáo buộc khi tạo ra những tin nhắn không phù hợp như: có nội dung 18+, ngôn từ bắt nạt hay thậm chí là đè doạ với người dùng. Bản thân nhà phát triển cũng thừa nhận rằng Simsimi đã có tác động xã hội tiêu cực đáng kể tại đất nước Brazil.
Chính vì có khả năng học hỏi từ các tin nhắn không kiểm duyệt của người dùng mà Simsimi đã gần như phát triển được một tính cách riêng. Tuy nhiên, việc học hỏi quá mức cần thiết và thiếu sự giám sát cũng như sự can thiệp kịp thời đến từ một đội ngũ đủ lớn và chuyên nghiệp, bên cạnh đó là sự day hư có chủ đích của một bộ phận người dùng đã khiến A.I này sớm hư hỏng và có những phát ngôn thiếu chuẩn mực. Điều này đã tạo nên tiếng xấu khó chấp nhận và đã gián tiếp giết chết ứng dụng tiềm năng này.
Trở lại với ChatGPT nó là một biến thể của GPT-3.5 một mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAi được đào tạo trên một lượng lớn dữ liệu văn bản để tạo ra các cuộc trò chuyện giống như con người và hợp với ngữ cảnh, cùng với các văn bản đến từ bách kho toàn thư, các tờ báo lớn được công khai. Họ bắt nó đọc rất rất nhiều lần, mỗi lần đọc khối dữ liệu khổng lồ đó thì con bot lại hiểu thêm một tầng ý nghĩa phía sau những con chữ đó. Ngay từ khi được ra mắt, ChatGPT đã tạo nên một con sóng trên Internet. Chatbot này đã thu hút hơn 1 triệu lượt truy cập chỉ trong 5 ngày kể từ khi phát hành tháng 11 năm 2022. Và sau 2 tháng ra mắt ChatGPT đã cán mốc 100 triệu người dùng, biến nó trở thành ứng dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất tính đến hiện tại.
Trước đó thì các công ty lớn mở đầu kỉ nguyên của web là Google và Facebook phải mất đến tận 5 năm để đạt mốc 100 triệu người dùng, sau này thì có Instagram cần 2.5 năm và TikTok một ứng dụng theo xu hướng mới cũng phải mất 9 tháng thì mới đạt được lượng người dùng tương đương với dân số Việt Nam tính đến tháng 2 năm 2023.
Người ta nhắc đến ChatGPT ở mọi nơi trên internet, Facebook thì lan truyền các câu trả lời đầy bất ngờ của nó, các Youtuber thì phân tích tầm ảnh hưởng của nó, nhiều người còn lo sợ rằng những việc nó có thể làm sẽ khiến họ mất việc, một số tổ chức thì cấm và đặt ra các bộ quy tắc mới để quản lý để kiểm soát nó.
Đầu tiên, ChatGPT đã làm rất tốt chức năng chính của nó đó là các cuộc trò chuyện giống người chứ không như 2 con A.I đến từ Apple và Google, hiện tại thì nó hoạt động rất tốt ở Tiếng Anh, còn ở phần Tiếng Việt thì nó đang dừng ở mức độ khá tự nhiên.
Tiếp đến, ChatGPT là một câu cụ viết văn bản đa năng, nó có thể giúp bạn soạn thảo các thể loại văn bản khác nhau từ hồ sơ lý lịch, CV xin việc các ngành nghề, viết một email công việc, một bài luận của bất kể chủ đề nào.
Sự xuất hiện của ChatGPT đã khiến cho bộ giáo dục lo ngạ rằng các bài tập dạng viết sẽ trở nên lỗi thời khi mà học sinh, sinh viên thay vì tư duy thì lại lên hỏi ChatGPT vạn năng của OpenAi. Hiện nay, ChatGPT có thể sáng tác được cả nhạc, thơ mặc dù ngang như cua chưa thật sự vào nhịp. Mặc dù còn khá yếu kém trong việc sáng tác các văn bản mạng tính nghệ thuật, thì nó lại khá thông thái trong việc giải thích các chủ đề phức tạp một các dễ hiểu nhất và ngắn gọn.
Đặc biệt ở lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học nơi mà bạn chỉ cần áp dụng công thức là có kết quả thì ChatGPT thật sự ấn tượng, nó có thể giải các bài toán khó thậm chí là rất khó từng bước một, đầy đủ chi tiết để bạn tham khảo.
Nhìn chung thì ChatGPT có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào ở bất kì lĩnh vực nào ngay cả cấp độ của câu hỏi có thể cao hỏi mức độ hiểu biết trung bình của con người.
Một trong những nhóm người hưởng lợi nhiều nhất đến từ ChatGPT đó là các lập trình viên nghiệp dư hoặc thiếu kinh nghiệm. Nó không chỉ tạo ra các đoạn code theo yêu cầu, nó có thể dò tìm và sửa các lỗi lập trình giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian của lập trình viên.
Gần đây công ty Microsoft còn tuyên bố hãng sẽ tích hợp ChatGPT vào bộ Office 365, đưa trải nghiệm của dân văn phòng lên một tầm cao mới.
Ở một góc nhìn khác thì chúng ta có thể xem ChatGPT giống như phiên bản Google Premium, thay vì hiển thị cho bạn hàng nghìn, hàng triệu kết quả thông qua công cụ tìm kiếm truyền thống thì Chatbot này sẽ tự tìm kiếm, chọn lọc và biên tập lại các thông tin thành một câu trả lời có văn phong tự nhiên theo yêu cầu của người dùng.
Dù không thể phủ nhận được giái trị mà ChatGPT mang lại nhưng Chatbot này vẫn còn nhiều hạn chế, có thể đối với một số người nó rất tuyệt vời thế nhưng vẫn còn cách hoàn hảo một đoạn rất là xa. Mặc dù khá là chính xác nhất là trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên nhưng trí tuệ nhân tạo này vẫn có thể mắc sai lầm. Nhìn chung thì ChatGPT vẫn cho ra các kết quả chính xác khi người dùng đặt các câu hỏi đơn giản khi mà câu trả lời có thể tìm thấy ngay trong Wikipedia chẳng hạn.
Nhưng nếu câu hỏi trở nên phức tạp và không trực tiếp thì mức độ chính xác của câu trả lời sẽ giảm xuống. Trong một lần thử nghiệm, ChatGPT đã trả lời sai ở một câu hỏi đúng ra phải rất dễ dàng đối với một trí tuệ nhân tạo có khả năng truy xuất thông tin gần như vô hạn của internet.
Giáo sư Anton Van Den Hengel giám đốc viện máy học Úc đã so sánh Chatbot này với một con vẹt, chỉ lặp đi lặp lại những thông tin mà nó nghĩ rằng chúng ta muốn nghe.
Trang BleepingComputer đã dẫn ra 10 điều nguy hiểm mà ChatGPT có thể thự hiện, trong đó có khả năng viết ra phần mềm độc hại hay cả các email lừa đảo mà không mắc lỗi chính tả. Ngay cả CEO của OpenAi - Sam Altman cũng thừa nhận rằng một A.I quá thông minh ẩn chứa một mối nguy hiểm an ninh mạng rất lớn.
Vì vậy các bạn cần phải thận trọng xác minh các thông tin mà ChatGPT cung cấp trước khi sử dụng, không nên tin tưởng một cách tuyệt đối các thông tin mà nó cung cấp để đưa ra các quyết địn về mặt sức khỏe hay tài sản.
Nhìn chung thì ChatGPT vẫn là một phần mềm trí tuệ nhân tạo thú vị với khả năng học hỏi không giới hạn của mình ở mọi lĩnh vực, tiềm năng của ChatGPT thực sự rất lớn, nó có thể trở thành một công cụ làm việc, học tập hay có thể trở thành một hiểm họa trên không gian mạng tùy thuộc vào cách mà con người dạy nó.